4 lý do Trung Quốc và Nga tập trận chung trên biển Địa Trung Hải
https://tinnongnhatvn.blogspot.com/2015/05/4-ly-do-trung-quoc-va-nga-tap-tran-chung-tren-bien-dia-trung-hai.html
Theo trang báo đưa tin hot cho biết, trang mạng Sina nhận định có 4 lý do chính để Trung Quốc và Nga quyết định tiến hành một cuộc diễn tập hải quân chung ở Địa Trung Hải.
Cuộc tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc tại Thái Bình Dương vào tháng 5/2014. |
Đầu tuần tới, Trung Quốc và Nga sẽ tiến hành một cuộc tập trận chung đầu tiên trên biển Địa Trung Hải. Cả hai nước đã tiến hành tập trận trên vùng biển Thái Bình Dương từ năm 2012.
"Mục đích của các cuộc tập trận là làm sâu sắc thêm “hợp tác thân thiện, thiết thực giữa hai lực lượng hải quân của cả hai quốc gia” để có khả năng để cùng nhau đối phó với các mối đe dọa an ninh hàng hải", Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng phát biểu tại một cuộc họp báo hàng tháng."Cuộc tập trận này không nhằm vào bất kì bên thứ ba nào và không ảnh hưởng đến tình hình an ninh trong khu vực".
Tuy nhiên, theo Sina, các cuộc tập trận quân sự chung luôn luôn gửi một tín hiệu. Ví dụ, cuộc tập trận của Mỹ - Nhật Bản và Mỹ - Philippines ở Biển Đông chắc chắn nhằm vào Trung Quốc do tranh chấp lãnh thổ; hay như cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn Quốc có mục đích rõ ràng nhằm vào Triều Tiên.
Trong trường hợp này, cuộc tập trận có thể là một tín hiệu gửi đến Mỹ. Quân đội Mỹ đang tăng cường quan hệ hợp tác với Philippines và Nhật Bản nhằm phản đối việc Trung Quốc mở rộng lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Đồng thời, Mỹ cũng đang tiến hành các biện pháp trừng phạt kinh thế với Nga kể từ khi Nga sát nhập Crimea vào năm ngoái.
Quy mô và tần số các cuộc diễn tập quân sự giữa Trung Quốc và Nga tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Trong chuyến thăm tới Washington, Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản tuyên bố ông và Tổng thống Obama cam kết tăng cường hợp tác quân sự giữa hai quốc gia. Do đó, không ngạc nhiên khi Trung Quốc và Nga có thể tiến hành cuộc tập trận lớn vào cuối năm nay tại vùng biển Nhật Bản trước khi lễ kỷ niệm lần thứ 70 ngày Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến II tại Bắc Kinh.
Theo một số nguồn tin, tổng cộng chín tàu của hai nước sẽ tham gia vào các cuộc tập trận chung trên Địa Trung Hải sắp tới, bao gồm cả các tàu Trung Quốc triển khai tuần tra chống hải tặc tại vùng biển ngoài khơi Somalia.
Ông Geng Yansheng nói với các phóng viên rằng cuộc tập trận sẽ tập trung vào an toàn hàng hải, nhiệm vụ hộ tống và các bài tập bắn đạn thật.
Theo Sina, có bốn lý do chính khiến Trung Quốc và Nga quyết định chọn vùng Địa Trung Hải để tiến hành cuộc tập trận chung.
Thứ nhất, Nga mong muốn tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện với Trung. Không giống như các liên minh giữa Hoa Kỳ và các nước khác, Trung Quốc và Nga coi nhau “cùng cấp” trong quan hệ đối tác này.
Thứ hai, Nga đang cố gắng làm nổi bật sự hiện diện ở Địa Trung Hải và chứng minh mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc. Hơn nữa, Nga muốn mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực bằng cách thể hiện Nga có chiến lược phù hợp với Trung Quốc khi nói đến Trung Đông. Đây như một tuyên bố với Liên minh châu Âu và các nước Trung Đông rằng Nga không “bỏ rơi” các quốc gia đó bất chấp những rắc rối từ cuộc khủng hoảng Ukraine.
Thứ ba, Trung Quốc muốn chứng tỏ tầm ảnh hưởng tại Trung Đông và Bắc Phi, cũng như khả năng trong việc bảo đảm an toàn các tuyến hàng hải. Trung Quốc nhập khẩu một lượng dầu mỏ đáng kể từ Trung Đông, Bắc Phi, và cũng đang tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu. Địa Trung Hải kết nối cả ba khu vực này, tạo một cơ hội hoàn hảo cho Trung Quốc thúc đẩy sự hiện diện ở mọi nơi.
Cuộc tập trận chung với Nga sẽ giúp Hải quân Trung Quốc có kinh nghiệm chiến đấu ở vùng biển quen thuộc, đồng thời cho thấy Trung Quốc có khả năng tạo ra một tuyến đường biển an toàn đến Châu Âu.
Cuối cùng, Trung Quốc muốn tăng cường hợp tác với Châu Âu, và cuộc tập trận chung trên Địa Trung Hải như một thông điệp tuyên bố rằng Bắc Kinh đang“đứng cạnh” Moscow.
Trung Quốc đang cố gắng lôi kéo các nước Châu Âu vào dự án “Con đường tơ lụa” cả trên bộ và trên biển của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để phát triển kinh tế đa quốc gia.
"Mục đích của các cuộc tập trận là làm sâu sắc thêm “hợp tác thân thiện, thiết thực giữa hai lực lượng hải quân của cả hai quốc gia” để có khả năng để cùng nhau đối phó với các mối đe dọa an ninh hàng hải", Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng phát biểu tại một cuộc họp báo hàng tháng."Cuộc tập trận này không nhằm vào bất kì bên thứ ba nào và không ảnh hưởng đến tình hình an ninh trong khu vực".
Tuy nhiên, theo Sina, các cuộc tập trận quân sự chung luôn luôn gửi một tín hiệu. Ví dụ, cuộc tập trận của Mỹ - Nhật Bản và Mỹ - Philippines ở Biển Đông chắc chắn nhằm vào Trung Quốc do tranh chấp lãnh thổ; hay như cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn Quốc có mục đích rõ ràng nhằm vào Triều Tiên.
Trong trường hợp này, cuộc tập trận có thể là một tín hiệu gửi đến Mỹ. Quân đội Mỹ đang tăng cường quan hệ hợp tác với Philippines và Nhật Bản nhằm phản đối việc Trung Quốc mở rộng lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Đồng thời, Mỹ cũng đang tiến hành các biện pháp trừng phạt kinh thế với Nga kể từ khi Nga sát nhập Crimea vào năm ngoái.
Quy mô và tần số các cuộc diễn tập quân sự giữa Trung Quốc và Nga tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Trong chuyến thăm tới Washington, Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản tuyên bố ông và Tổng thống Obama cam kết tăng cường hợp tác quân sự giữa hai quốc gia. Do đó, không ngạc nhiên khi Trung Quốc và Nga có thể tiến hành cuộc tập trận lớn vào cuối năm nay tại vùng biển Nhật Bản trước khi lễ kỷ niệm lần thứ 70 ngày Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến II tại Bắc Kinh.
Theo một số nguồn tin, tổng cộng chín tàu của hai nước sẽ tham gia vào các cuộc tập trận chung trên Địa Trung Hải sắp tới, bao gồm cả các tàu Trung Quốc triển khai tuần tra chống hải tặc tại vùng biển ngoài khơi Somalia.
Ông Geng Yansheng nói với các phóng viên rằng cuộc tập trận sẽ tập trung vào an toàn hàng hải, nhiệm vụ hộ tống và các bài tập bắn đạn thật.
Theo Sina, có bốn lý do chính khiến Trung Quốc và Nga quyết định chọn vùng Địa Trung Hải để tiến hành cuộc tập trận chung.
Thứ nhất, Nga mong muốn tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện với Trung. Không giống như các liên minh giữa Hoa Kỳ và các nước khác, Trung Quốc và Nga coi nhau “cùng cấp” trong quan hệ đối tác này.
Thứ hai, Nga đang cố gắng làm nổi bật sự hiện diện ở Địa Trung Hải và chứng minh mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc. Hơn nữa, Nga muốn mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực bằng cách thể hiện Nga có chiến lược phù hợp với Trung Quốc khi nói đến Trung Đông. Đây như một tuyên bố với Liên minh châu Âu và các nước Trung Đông rằng Nga không “bỏ rơi” các quốc gia đó bất chấp những rắc rối từ cuộc khủng hoảng Ukraine.
Thứ ba, Trung Quốc muốn chứng tỏ tầm ảnh hưởng tại Trung Đông và Bắc Phi, cũng như khả năng trong việc bảo đảm an toàn các tuyến hàng hải. Trung Quốc nhập khẩu một lượng dầu mỏ đáng kể từ Trung Đông, Bắc Phi, và cũng đang tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu. Địa Trung Hải kết nối cả ba khu vực này, tạo một cơ hội hoàn hảo cho Trung Quốc thúc đẩy sự hiện diện ở mọi nơi.
Cuộc tập trận chung với Nga sẽ giúp Hải quân Trung Quốc có kinh nghiệm chiến đấu ở vùng biển quen thuộc, đồng thời cho thấy Trung Quốc có khả năng tạo ra một tuyến đường biển an toàn đến Châu Âu.
Cuối cùng, Trung Quốc muốn tăng cường hợp tác với Châu Âu, và cuộc tập trận chung trên Địa Trung Hải như một thông điệp tuyên bố rằng Bắc Kinh đang“đứng cạnh” Moscow.
Trung Quốc đang cố gắng lôi kéo các nước Châu Âu vào dự án “Con đường tơ lụa” cả trên bộ và trên biển của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để phát triển kinh tế đa quốc gia.
Nguồn: Tin tuc.vn