Vụ dùng rơm đốt vùng kín: Sợ trả thù, nạn nhân trốn không dám về nhà

Từ khi làm đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng chị P. luôn sống trong tình trạng nơm nớp lo sợ bị trả thù và không dám về ngôi nhà nhỏ của mình.


Trốn nhà, nơm nớp lo sợ

Từ khi làm đơn tố cáo bà Đ.T.T. và hai con dâu đã có hành vi hành hung và dùng rơm đốt vùng kín, chị Đ.T. P. (SN 1973) thôn Vệ Sơn Đoài, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) luôn sống trong cảnh bất an, tinh thần bị suy sụp hoàn toàn.
Căn nhà nhỏ của chị P. và các con cùng ở trước khi sự việc diễn ra.
Căn nhà nhỏ của chị trở nên hiu quạnh và lạnh lẽo vì đã lâu không có người ở. Ngôi nhà của chị P. nằm phía cuối làng và gần như sát nhà với người bị tố cáo. Mỗi lần đi lại đều phải di chuyển qua xưởng gỗ và đi qua khu nhà ở của gia đình bị tố cáo.

Vốn dĩ gia đình chị P. và gia đình bị tố cáo đã có những mâu thuẫn trước đó. Việc chị P. làm đơn tố cáo như "giọt nước tràn ly", càng gia tăng thêm nỗi bất hòa giữa hai gia đình.

Mỗi đêm, chị P. thường có cảm thấy giác bất an, sợ bị trả thù nên thường xuyên bị mất ngủ. Điều đấy hiện hữu ngay trên chính khuôn mặt hốc hác và đôi mắt thâm quầng do nhiều đêm thức trắng.
Từ khi nộp đơn tố cáo chị P. luôn lo sợ mình bị trả thù và phải chuyển về ở cùng người mẹ già.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và các con nên chị P. đành phải chuyển sang sống cùng người mẹ già để gần nhà em trai.

Chị P. cho biết: “Tôi đã sống ly thân với chồng từ lâu do không hợp nhau. Trong căn nhà nhỏ chỉ có tôi và hai con cùng nương tựa vào nhau để sống. Từ khi làm đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng tôi không dám quay về nhà mình để ở vì sợ bị trả thù. Nhiều lần con trai đầu tôi sang nhà ngoại đi ngang qua nhà ấy (nhà bà T.) và bị các con bà ấy đe dọa là sẽ đánh cho mày 1 trận vì mẹ mày không biết điều nên các cháu rất sợ”.

“Tôi cùng các con đành phải chuyển lên ở với mẹ già ngay cạnh nhà em trai cho an toàn. Chẳng may nhỡ đêm tối có chuyện gì thì tôi không biết kêu ai”.

Mặc dù sự việc đã xảy ra cũng đã lâu nhưng mỗi lần nhớ lại chị P. lại cảm thấy sợ hãi và tủi thân mỗi khi đi ra đường. Ngay cả lúc ngủ, những cơn mộng mị bủa vây do mệt mỏi khiến chị ngày càng phờ phạc đi so với trước đây.

Hành hung cả người bất hạnh

Những người dân ở đây cho biết. Chị P. sinh ra vốn đã yếu ớt, lớn lên chân tay yếu dần không làm được việc nặng. Dù đã lấy chồng và có với nhau hai mặt con. Theo lời kể của hàng xóm chị P. thì "chồng chị là một người đàn ông vô trách nhiệm nên chẳng nhờ cậy được gì".
Trước khi sự việc xảy ra, chị P. làm nghề đồng nát. Hàng ngày, chị phải đạp xe rong ruổi trên khắp các con đường để thu mua sắt vụn, góp nhặt từng đồng để lo toan cho 2 đứa trẻ thơ dại đang tuổi ăn, tuổi học.

Ở làng chị được tiếng là chịu thương, chịu khó, nên ai cũng bức xúc khi thấy cả gia đình khỏe mạnh lại đi hành hung một người phụ nữ tật nguyền.

Sau khi bị hành hung, chị P. đã được người nhà đưa đi điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ chuẩn đoán chị bị giãn mạch máu não và phải chuyển sang bệnh viện Bạch Mai để điều trị tiếp. Phải mất 3 tháng kể từ khi bị hành hung chị P. mới có thể đi lại được.
Giấy ra viện của chị P. khi nằm điều trị tại bệnh viên Bạch Mai
“Từ khi bị hành hung đầu tôi thường xuyên bị đau do giãn mạch máu não. Đáng nhẽ phải mổ để điều trị nhưng gia đình chúng tôi quyết định không mổ mà điều trị bằng thuốc. Bây giờ tháng nào con tôi cũng phải uống thuốc”.

“Nếu mua loại thuốc đắt thì hàng tháng hết hơn 10 triệu đồng, gia đình chúng tôi kinh tế khó khăn nên chỉ dám dùng loại thuốc rẻ hơn nhưng cũng mất 3 triệu một tháng. Loại thuốc này chỉ bệnh viện Bạch Mai mới có nên hàng tháng phải xuống đấy để lấy”
, bà C. (mẹ nạn nhân) cho biết.

Mặc dù sự việc đã xảy ra đã lâu nhưng sức khỏe của chị P. vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn. Cuộc sống hàng ngày chỉ còn trông chờ vào những người thân trong gia đình.

Related

An ninh xã hội 4633120795655567040

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Bài đọc nhiều

item