Nga loay hoay cố tìm đồng minh mới

Những chuyện hoang đường và sự thiếu hiểu biết thực tế tình huống địa-chính trị tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình xây dựng lực lượng quân sự của Nga.


Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết với tiêu đề như trên của Aleksandr Khramchikhin , Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga (dòng chữ in nghiêng trên là của Tòa soạn) đăng trên Tờ tuần báo chuyên ngành “Bình luận quân sự độc lập” (NVO - Nga) ngày 7/8/2015. Người dịch đã có một số dịp chuyển đến bạn đọc các bài viết của ông.
Không phải tất cả các chuyên gia phân tích quân sự Nga đều ủng hộ việc mở rộng quan hệ hợp tác quân sự - kỹ thuật với Trung Quốc. Chú thích của Tòa soạn NVO. Ảnh từ trang Web chính thức của Bộ Quốc phòng Liên Bang Nga.
Cuộc khủng hoảng Crimea – Ucraine đã buộc Nga phải điều chỉnh nhiều văn kiện học thuyết của của mình. Sau Học thuyết quân sự mới là Học thuyết Biển mới của Liên Bang Nga. Nghiên cứu kỹ phần quân sự của Học thuyết (Biển) này có thể thấy rõ là một sự quan tâm đặc biệt sẽ được (Nga) dành cho cuộc đối đầu với NATO ở Đại Tây Dương và vùng Bắc Cực .

Cựu thù mới

Các sự kiện ở Crimea và Ucraine đã trở thành cái cớ (chứ tuyệt đối không phải là nguyên nhân!) để biến sự căng thẳng ngày càng tăng từ lâu trong mối quan hệ giữa Nga và Phương Tây thành một cuộc đối đầu công khai.


Tuy nhiên, các sự kiện này cũng một lần nữa khẳng định một thực tế là khả năng tác chiến ngày càng suy sụp hơn của NATO – nói cho chính xác hơn là thành tố Châu Âu của NATO. Những phản ứng dạng thần kinh trước các động thái của Nga cho thấy là người Châu Âu không thể và không muốn đánh nhau (với Nga-ND).

Lại một lần nữa có thể khẳng định rằng mối đe dọa quân sự từ phía NATO – đây chỉ là những chuyện hoang đường mang tính chất tuyên truyền không hơn không kém. Chính vì thế mà thật sự hơi lạ lùng khi lúc nào (Nga) cũng cần phải có các phản ứng trước sức mạnh hoang đường đó.

Lẽ ra cần phải nói về sự đối đầu cụ thể với Mỹ, - đối với Mỹ thì nếu xét từ góc độ quân sự Châu Âu hiện nay là một gánh nặng đối với với Mỹ hơn là một lực lượng có thể hỗ trợ Mỹ.

Còn về những gì liên quan đến vùng Bắc Cực, - tại khu vưc này tiềm lực quân sự của Nga vào thời điểm hiện tại mạnh hơn nhiều so với tất cả các nước Bắc Cực cộng lại (tất cả các nước này là thành viên của NATO). Không những thế, xu hướng thời gian tới là so sánh sức mạnh quân sự sẽ tăng theo hướng có lợi cho Nga.

Sơ suất chiến lược

Trong bối cảnh như vậy, rất dễ dàng nhận thấy là (Nga) đã không đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của hướng Thái Bình Dương. Mặc dù có vẻ như là các tác giả soạn thảo Học thuyết này hơn ai hết hiểu rất rõ ý nghĩa của nó:

“Tầm quan trọng của Hướng khu vực Thái Bình Dương đối với Liên Bang Nga là cực kỳ lớn và sẽ tiếp tục gia tăng. Vùng Viễn Đông của Nga có một nguồn tài nguyên khổng lồ, đặc biệt là tại vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Bên cạnh đó, khu vực này ít dân cư và tương đối tách biệt với các khu vực công nghiệp phát triển của Liên Bang Nga.

Những điều kiện đó càng trở nên trầm trọng hơn bởi sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, và sự phát triển này (của các quốc gia đó) đang có tác động rất mạnh đến các tiến trình kinh tế, dân số, quân sự và các tiến trình khác trong khu vực” (trích Học thuyết Biển mới-ND).

Hoàn toàn chính xác. Nhưng cần bổ sung thêm là khu vực nói trên, về bản chất hiện nay đã là trung tâm kinh tế và quân sự của thế giới, trong tương lai gần chắc chắn sẽ trở thành trung tâm chính trị thế giới, khi các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nhận thức một cách hết sức rõ ràng và đến tận cùng rằng khi người ta nói:

Châu Âu – “một thế giới đang lùi vào dĩ vãng” và là “từ đồng nghĩa với nền văn minh” được tính tới (trên bàn cơ chính trị thế giới-ND) đơn giản chỉ vì theo quán tính mà thôi .

Nguồn: Baodatviet

Related

Thế giới 3463813859584043740

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Bài đọc nhiều

item