29 điểm trượt đại học vì bố từng đi tù
https://tinnongnhatvn.blogspot.com/2015/09/29-diem-truot-dai-hoc-vi-bo-tung-di-tu.html
Thí sinh Bùi Kiều Nhi (18 tuổi) đạt 29 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 nhưng không đủ điều kiện vào Học viện Chính trị Công an Nhân dân bởi trước khi nữ sinh này ra đời, người bố đã khuất từng lãnh án tù treo
Câu chuyện trên không chỉ khiến bản thân Nhi và gia đình hoang mang mà cả xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đều tiếc.
Ghi sai lý lịch?
Tại kỳ thi THPT quốc gia 2015 ở Hội đồng thi tỉnh Thừa Thiên - Huế, thí sinh Bùi Kiều Nhi đăng ký dự thi khối C với tổng điểm 3 môn là 27,5 (trong đó ngữ văn 8,75, lịch sử 9 và địa lý 9,75), cộng 1,5 điểm ưu tiên vùng miền, tổng điểm của thí sinh này là 29.
Bùi Kiều Nhi thất thần khi điểm thi cao lại bị loại khỏi Học viện Chính trị Công an Nhân dân |
Với số điểm trên, Nhi đã đăng ký xét tuyển vào Học viện Chính trị Công an Nhân dân và nhận được kết quả thông báo trúng tuyển, giấy hẹn nhập học. Tuy nhiên, ngày 4-9, gia đình Nhi nhận được công văn của Công an huyện Tuyên Hóa gửi về thông báo: “Không đủ điều kiện theo học các trường Công an Nhân dân vì đã khai báo không trung thực trong phần khai lý lịch”.
Công văn nêu rõ qua xác minh hồ sơ đương sự trong phần thí sinh dự thi tự khai, tra cứu hệ thống thông tin nghiệp vụ của Công an tỉnh Quảng Bình cũng như hồ sơ lưu trữ tại TAND huyện Tuyên Hóa cho thấy ông Bùi Vĩnh Tường (SN 1965, đã mất năm 2013) là bố của Nhi, từng bị TAND huyện Tuyên Hóa xử phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Chống người thi hành công vụ” (bản án ngày 18-5-1992).
Theo bà Phạm Thị Thanh Bình (44 tuổi, mẹ Nhi), năm 1993, bà và ông Tường cưới nhau. Bà thực sự không biết chồng từng thụ án tù treo cho đến khi công an báo Nhi không đủ điều kiện nhập học.
“Cái việc như trên trời rơi xuống khiến con gái tôi mất luôn cơ hội vào trường công an và lỡ luôn dịp làm nguyện vọng để xét tuyển các trường khác. Vì thế mà cháu bỏ ăn, bỏ uống mấy ngày…” - bà Bình sụt sùi.
Ngồi cạnh mẹ, Nhi nấc không thành tiếng, lâu lâu nước mắt lại lăn dài. “Do gia đình nghèo nên em muốn thi vào trường công an để mẹ khỏi phải lo lắng tiền ăn, tiền ở rồi có cả một tương lai tốt hơn. Giờ vì chuyện của bố ngày xưa, em cũng chưa nghe lần nào mà em phải trượt đại học…” - Nhi nức nở.
Trong lý lịch, Nhi khai bố không có án tích và cam đoan chịu trách nhiệm về lời khai của mình trước pháp luật.
Làm đúng quy định
Thượng úy Trần Thị Ngọc Hà, cán bộ Đội Điều tra tổng hợp Công an phap luat xa hoi huyện Tuyên Hóa, phụ trách công tác sơ tuyển thí sinh địa bàn huyện, cho biết trong quá trình sơ tuyển tại công an huyện, Nhi đủ các yếu tố về sức khỏe, tố chất để dự tuyển vào các trường ngành công an. Khi làm hồ sơ dự tuyển, tổ công tác cũng đã hướng dẫn rất kỹ cho các thí sinh điền đầy đủ thông tin về lý lịch của người thân.
“Chúng tôi rất tiếc cho trường hợp của thí sinh Nhi vì đợt sơ tuyển lần này, Nhi có số điểm cao nhất ở huyện. Tuy nhiên, chúng tôi phải làm đúng theo quy định của Bộ Công an rồi báo cáo lên tỉnh quyết định” - thượng úy Hà cho biết.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, thượng tá Trần Quang Hiếu, Trưởng Công an huyện Tuyên Hóa, cũng nhìn nhận: “Việc bố cháu Nhi có án tích có thể cháu không biết vì án xảy ra trước khi cháu ra đời. Chúng tôi cũng rất tiếc khi thí sinh có điểm cao bị loại do khai thiếu trong hồ sơ. Tuy nhiên, công an huyện thực hiện theo đúng quy định ngành”.
Sẽ xem xét, tạo điều kiện cho thí sinh
Chiều 16-9, trao đổi với báo tin nóng, Thiếu tướng, GS-TS Trương Giang Long, Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân, cho biết đang xem xét trường hợp nữ sinh Bùi Kiều Nhi.
“Sau khi nghe thông tin về vụ việc, chúng tôi đã họp để tìm hướng giải quyết. Dù công an địa phương trả lời thí sinh đúng quy định của ngành nhưng xét về tình, học viện sẽ gửi công văn đến công an địa phương, yêu cầu phối hợp, xem xét vụ việc” - Thiếu tướng Long nói.
Cũng theo Thiếu tướng Long, bố của Nhi buôn gỗ lậu và có hành vi chống lại lực lượng kiểm lâm năm 1992. Năm 1993 mới lập gia đình, đến năm 1997 sinh Nhi. Vụ án không phải đặc biệt nghiêm trọng (án treo), xảy ra trước khi Nhi ra đời. Mẹ Nhi ở nông thôn, chưa thực sự hiểu biết vấn đề nên đáng để xem xét. Học viện sẽ có văn bản báo cáo Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân. Sau đó sẽ họp, xem xét cụ thể theo hướng tạo điều kiện cho thí sinh. Y.Anh
Nguồn: Người lao động